Bạch tạng và bạch biến
cùng là bệnh giảm sắc tố da. Tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện
bệnh lại rất khác nhau
Phân biệt bệnh bạch tạng và bệnh bạch biến
Bạch tạng (albinism)
Bệnh bạch tạng là bệnh
giảm sắc tố di truyền, tính lặng với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc
và vũng mạc.
Là một bệnh giảm sắc
tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng
mạc. Bạch tạng hiếm khi chỉ biểu hiện ở da, nhưng có thể biểu hiện tại mắt một
cách đơn thuần. Cớ chế bệnh sinh có liên quan đến vai trò của mem tyrosinase
trong việc chuyển hó tyrosin thành DOPA. Bệnh biểu hiện với da bị giảm hay mất
hẳn sắc tố, tóc bạc. người bị bệnh sẽ sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu. Khám ghi
nhận đáy mắt và mống mắt trong suốt. Hậu quả là bênh nhân sẽ bị giảm thị lực,
không chịu được ánh sáng của mặt trời, da nhạy cảm vơi tia cực tím và dễ bị ung
thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng.
Xem thêm: dấu hiệu bệnh bạch biến như thế nào ?
Người bệnh cần mang
kính mát, khăn che ánh sáng mặt trời.
Bệnh bạch tạng thường
có 2 dạng như sau: bạch tạng một phần (bạch tạng chỉ có ở một hay vài vùng nhỏ
trên cơ thể) và bạch tạng toàn phần (da trắng trên co thể).
Hầu hết người bị bệnh
bạch tạng có màu mắt và màu tóc nhạt hơn so với những người cùng huyết thống.
Ngoài ta, có những trường hợp bị bạch tạng ở mắt, họ có vẻ ngoài bình thường
nhưng lại bị những tổn thương về thị giác.
Tham khảo các nguyên nhân bệnh bạch biến
Bệnh bạch tạng hiện
chưa có thuốc điều trị. Vì thế, những người bị bệnh chỉ có thể tự bảo vệ sức
khỏe của mình bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bôi kem chống
nắng khi ra ngoài, sử dụng các loại kem che khuyết điểm, thuốc bôi cho da có màu sẫm hơn.
Tư vấn miễn phí click here
Bệnh bạch biến
Là bệnh giảm sắc tố da
khu trú, tự phát với biểu hiện là những đốm, đám tròn mắt sắc tố, có giới hạn
rõ rệt với vùng da lành. Các đốm trắng xuất hiện khi các tế bào sắc tố bị hủy
diệt và melanin không còn được tạo ra. Các tế bào sắc tố thường tồn tại khắp
các vùng da và có trong các nang long, trong miệng, mắt…
Vùng da thương tổn sẽ
bị mất sắc tố đều nên có màu trắng đều, cũng có trường hợp trên nền trắng có
những chấm màu nâu. Kích thước của vùng da bị tổn thương thay đổi rất nhiều,
lúc đầu xuất hiện chấm trắng, sau đó lan rộng laong lổ, có thể lan rộng hầu hết
mặt da của cơ thể. Lông, tóc trên vùng da bị bênh thường có màu trắng.
Bệnh có thể gặp ở mọi
lứa tuổi, mọi giới, nhưng hay gặp nhất tại tuổi thanh niên. Bệnh có tính gia
đình, hầu hết người bệnh đều khỏe mạnh song có các bệnh kết hợp khác như bệnh
tuyết thượng thận, tiểu đường, thiếu máu, thiếu sản tủy. trong bệnh bạch biến, tỷ
lệ viêm mống mắt chiếm khoảng 10%. Tiêu bản mô học cho thấy chổ da bị bạch biến
không có tế bào sắc tố.
Bệnh bạch biến tiến
triển không theo một quy luật nào hết, rất khó đoán trước và thường không biết
bệnh bắt nguồn từ khi nào. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh
thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Tổn thương tang lên vào mùa hè và giảm vào
mùa đông hoặc ổn định lâu dài. Bệnh có tỉ lệ tự khỏi khoảng 15 – 30%
Hiện nay chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu đối với bệnh bạch biến nhưng cũng có một số phương pháp điều
trị đã được áp dụng, cho hiệu quả khác nhau giữa các bệnh nhân. Người bệnh
không nên coi bệnh bạch biến chỉ tại khía cạnh thẩm mỹ đơn thuần mà cần chú ý
tới các bệnh đi kèm.